Social Theory of International Politics Alexander_Wendt

Tác phẩm của Wendt mà thường được trích dẫn nhất cho tới ngày nay là Social Theory of International Politics (Cambridge University Press, 1999), mà phát triển từ bài luận 1992 "Anarchy Is What States Make Of It". Social Theory of International Politics tự đặt cho mình vào vị trí để đối đáp với tác phẩm của Kenneth Waltz 1979, Theory of International Politics, cuốn sách kinh điển của trường phái Tân hiện thực.

Dựa vào những lý thuyết tự do, ông tấn công mô thức chính trị của chủ nghĩa tân hiện thực, trong một tình trạng vô chính phủ các quốc gia chỉ trong các trường hợp ngoại lệ mới có thể hợp tác với nhau, vì họ ích kỷ và chỉ hành động vì nên an ninh của riêng mình. Wendt lý luận, các hoạt động của các quốc gia không chỉ bị ảnh hưởng từ các cấu trúc, mà còn vì các quá trình đối đáp và học hỏi. Trong quá trình học hỏi và tác động qua lại, các quốc gia có khả năng, không chỉ thay đổi cách ứng xử, mà cả bản sắc và lợi ích. Như vậy các quốc gia có khả năng để hợp tác với nhau, cũng như là họ có khả năng để hành xử một cách ích kỷ.

„ Học thuyết xã hội" này, thử giải thích lợi ích và bản sắc của các chủ thể, Wendt gọi theo Nicholas Onuf đó là chủ nghĩa kiến tạo và giới thiệu nó vào ngành quan hệ quốc tế. Học thuyết của ông hình thành trong lúc có những sự thay đổi lớn lao trong hệ thống quốc tế cuối thập niên 1980, lúc kết thúc cuộc chiến tranh lạnh.

Mục đích của tôi trong bài viết này là để bắt cầu giữa 2 truyền thống Chủ nghĩa tân hiện thực đối đầu với chủ nghĩa tân tự do bằng cách phát triển lý luận kiến tạo, rút ra từ xã hội học cấu trúc và Symbolic interactionism, về lập luận phía tự do là các tổ chức quốc tế có thể thay đổi bản sắc và lợi ích quốc gia. Khác hẳn với lý thuyết kinh tế mà phổ thông trong giới hàn lâm hệ thống quốc tế, các lý luận ở đây bao gồm một hình thức lý thuyết hệ thống xã hội tâm lý trong đó bản sắc và lợi ích là những biến số lệ thuộc với nhau.
— Wendt, Alexander International Organization, Vol. 46 No. 2, S. 394 (1992)